Sử dụng Trống Paranưng

Trống được sử dụng trong các lễ hội của người Chăm, thường vỗ nhịp đệm cho hát. Trong các lễ hội, trống được hòa âm cùng kèn Xaranai và trống Ghì Nằng [2]. Người đánh trống được gọi là "ông thầy vỗ" do khi diễn tấu trống được đặt trước bụng, vành trống tì vào đùi, dùng các ngón tay vỗ vào mặt trống để tạo ra những âm thanh vang rền, trầm bổng khác nhau[4] chứ không sử dụng dùi trống.

Tùy theo vị trí của mặt trống, tiếng trống thường tạo 3 sắc âm được miêu tả bằng tên: Tìn (âm vang rền), Tin (âm cao hơn âm Tìn) và Tắc (âm ngắt và đục).

  • Tìn: Dùng các đầu ngón tay phải khép lại, vỗ vào mặt trống cách vành khoảng 12cm, rút tay lên ngay tạo âm vang rền.
  • Tin (hoặc tâm): Dùng các đầu ngón tay phải mở ra vỗ vào mặt trống cách vành 5-6cm, rút tay lên ngay tạo âm cao hơn Tìn.
  • Tắc: Dùng các đầu ngón tay trái khép lại vỗ vào mặt trống cách vành 5 - 6cm, nhưng ấn giữ nguyên tạo âm ngắt và đục.[1]